Xây dựng Biểu mẫu điện tử tương tác, bước tiến trong Dịch vụ công trực tuyến toàn trình

In

Tại Thông tư số 32/2017/TT-BTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước đã yêu cầu nguyên tắc phải lấy người sử dụng làm trung tâm khi xây dựng Cổng thông tin Điện tử và Dịch vụ công trực tuyến; đồng thời đã nêu khái niệm và quy định lần đầu về Biểu mẫu điện tử không tương tác, Biểu mẫu điện tử tương tác, cấp độ Dịch vụ công trực tuyến, theo đó Dịch vụ công trực tuyến từ cấp độ 3 đã phải sử dụng Biểu mẫu điện tử tương tác.

Tiếp nối và nâng tầm quan trọng của Biểu mẫu điện tử tương tác trong dịch vụ công, Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng (Nghị định số 42/2022/NĐ-CP) đã quy định cụ thể hơn: (1) “Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng”; (2) “Biểu mẫu điện tử tương tác là biểu mẫu của thủ tục hành chính được thể hiện dưới dạng ứng dụng máy tính (thông thường dưới dạng ứng dụng trên Web) để tổ chức, cá nhân cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước.

Mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến được quy định theo 02 mức độ là “Dịch vụ công trực tuyến toàn trình” và “Dịch vụ công trực tuyến một phần”, trong đó Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ đảm bảo cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Mặt khác, để nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với các dịch vụ công trực tuyến cho phép tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường mạng, tại khoản 2, Điều 11 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định về: (1) chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng…; (2) phát triển, sử dụng các biểu mẫu điện tử tương tác theo quy định; (3) kết nối, khai thác dữ liệu điện tử các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung của các cơ quan nhà nước khác để tự động điền vào các thông tin vào biểu mẫu điện tử và cắt giảm thành phần hồ sơ, bảo đảm nguyên tắc tổ chức, cá nhân chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Như vậy, đối với các thủ tục hành chính đảm bảo các tiêu chí cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thì thành phần hồ sơ là biểu mẫu phải được cấu hình Biểu mẫu điện tử tương tác trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh theo quy định.

Để triển khai thống nhất và đồng bộ trong phạm vi cả nước về các nội dung chuyển đối số cấp bộ, cấp tỉnh theo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cần tập trung triển khai, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 6074/BTTTT ngày 06/12/2023 hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương Chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh; đối với việc nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến trong chuyển đổi số cấp tỉnh thì cần tập trung vào các nội dung: (1) rà soát, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách để triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình; (2) ưu tiên thiết kế lại giao diện, trải nghiệm của người dùng với các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, nhiều người dùng; (3) triển khai các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm kỹ thuật, kết nối với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông (EMC).

Tại tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh đã ban hành chỉ đạo về nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến tại Công văn số 07/UBND-PVHCC ngày 29/01/2024, qua tiến hành rà soát, phân loại sơ bộ 1.398 dịch vụ công trực tuyến, xác định có 1.458 số lượng mẫu đơn, tờ khai trong hồ sơ TTHC với 784 dịch vụ công cần chuẩn hóa mẫu đơn, tờ khai thiết lập biểu mẫu điện tử tương tác cần ưu tiên thiết kế Biểu mẫu điện tử tương tác đối với thủ tục hành chính thiết yếu, phát sinh nhiều hồ sơ, tích hợp nhiều trường thông tin, dữ liệu để nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Ngọc Phong, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình

Thẻ tag: hanhchinhcong.gov.vn

Tin đã đăng